Giờ thì chúng ta cùng bắt đầu thôi nào!
TED Talks là gì nhỉ?
TED là một nhóm truyền thông chuyên tổ chức các sự kiện khắp toàn cầu trong suốt 30 năm qua. Nhóm đã chịu trách nhiệm tổ chức rất nhiều sự kiện có sự tham gia của các diễn giả, học giả và các doanh nhân tên tuổi. Các bài phát biểu tại sự kiện được ghi hình và đăng lên mạng trực tuyến dưới tên gọi “TED Talks”. Với tiêu chí chia sẻ những ý tưởng đáng chú ý, tất cả video đều được phát miễn phí cho người xem.
Các diễn giả của TED và những chủ đề được chọn lựa vô cùng đại trà. Cứ mỗi một video lại tập trung vào một chủ đề riêng biệt được các diễn giả khéo léo giải thích để người xem có thể theo dõi. Một điểm nổi bật của các video này đó chính là mỗi diễn giả chỉ có 18 phút để truyền đạt cho khán giả những gì mình muốn chia sẻ. Qua đó, thông tin của mỗi video có một sự đúc kết tỉ mỉ, không dài dòng.
Trải dài trên khắp các lĩnh vực từ thiết kế đến hàn lâm, đã có hơn 3,000 video bổ ích được đăng tải trực tuyến miễn phí cho người dùng. Dù bạn mới chỉ nghe nói đến TED Talks hay bạn đã là một fan cứng lâu năm của những video đầy tính giáo dục, bạn có lẽ cũng không muốn bỏ qua các video sau đây vốn thu hút hàng triệu lượt xem trên khắp thế giới.
1. Tony Robbins: Tại sao chúng ta tồn tại?
Tính từ khi video này được lên sóng vào năm 2007 đã có hơn 10 triệu lượt người xem. Tony Robbins là một giám đốc điều hành kinh doanh tại Mỹ thường tổ chức rất nhiều sự kiện và các hội thảo về vấn đề phát triển cá nhân. Trong video TED talks của mình, diễn giả nổi tiếng đã khai thác về vấn đề tại sao con người ta lại chọn những sự lựa chọn ấy.
Video xoay quanh khái niệm “lực vô hình” như cách Tony gọi. Đó là những thứ ảnh hưởng đến những quyết định, suy nghĩ và hành động của mỗi chúng ta.
Dĩ nhiên, các nguyên tắc Tony chia sẻ có thể áp dụng được vào rất nhiều mặt trong cuộc sống. Chẳng hạn như bạn đang học tiếng Anh, có lẽ bạn sẽ muốn tìm hiểu về khái niệm “resources vs. resourcefulness”. Điều gì đang giữ chân bạn, cản trở bạn đến với ước mơ sử dụng tiếng Anh như một người bản xứ? Video này sẽ bàn về 6 nhu cầu chung của con người và nhận diện những cách để chúng ta có thể đáp ứng được các nhu cầu ấy. Bạn có nghĩ ra được những cách nào để đáp ứng nhu cầu học ngoại ngữ không? Bạn đối mặt với những thử thách như thế nào để có thể vượt qua được?
2. Shawn Achor: Bí kíp nâng cao hiệu suất công việc
Liệu có phải quan điểm của bạn về công việc là nguyên nhân khiến bạn bế tắc? Lỡ đâu cách bạn đang học tiếng Anh đang có vấn đề? Liệu cân nhắc lại các con đường bạn lựa chọn để vượt qua thử thách có thể giải quyết được tất cả?
Shawn Achor, một người ủng hộ tâm lý học tích cực, đã trình bày tại TEDxBloomington vào năm 2011. (Các hội thảo TEDx giữ nguyên phong cách thường thấy của TED nhưng do các nhóm độc lập khác tổ chức dưới sự cho phép.) Trong bài phát biểu của mình, anh đi vào các ví dụ về những người có vẻ nổi trội hơn người bình thường và ủng hộ những cách suy nghĩ không khuôn khổ, gò ép.
Bạn đã bao giờ tự hỏi, quan điểm của bạn khi đối mặt với những thử thách sẽ ảnh hưởng như thế nào đến thành công của bạn? Shawn, tốt nghiệp đại học Harvard, sẽ cho bạn câu trả lời. Hạnh phúc và các quan điểm tích cực có một ảnh hưởng rất lớn đến kết quả mà người ta thường mong muốn đạt được. Qua đó, khi bạn thay đổi một chút về quan điểm, bạn sẽ chóng nhận được những kết quả đầy ấn tượng.
Một trong những yếu tố làm nên thành công của video này chính là các nghiên cứu về hạnh phúc của Shawn. Chẳng hạn như, nhóm của anh ấy đã tìm ra rằng chỉ số IQ và các kỹ năng chỉ chiếm 25% tiềm năng chuyên môn nơi làm việc. 75% còn lại là từ các suy nghĩ tích cực, lạc quan và khả năng chống chọi với áp lực. Anh cũng làm thay đổi suy nghĩ về quan điểm chỉ cần chăm làm là sẽ thành công và sẽ hạnh phúc. Thực chất, não bộ của chúng ta được lập trình theo hướng ngược lại cơ. Hạnh phúc phải bắt nguồn chính từ lao động chăm chỉ và thành công!
Hãy dành thời gian xem qua video này nếu bạn đang cảm thấy quá tải trong việc học tiếng Anh và cần thay đổi một chút về quan điểm nhé!
3. Kelly McGonigal: Làm quen với stress
Vừa rồi các bạn đã được xem qua Shawn Achor trình bày cách những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến thành công, trong đó có cả các vấn đề liên quan đến stress. Nhưng chính xác thì chúng ta phải thay đổi những quan niệm về stress như thế nào đây?
Hãy cùng về đội của Kelly McGonigal để khám phá nhé! Kelly là một nhà tâm lý học sức khỏe. Cô ấy thường động viên các vị khách hàng của mình hãy tránh xa stress bằng mọi giá. Bởi lẽ stress chỉ khiến con người ta thêm rắc rối thôi, phải không? Nhưng rồi, cô ấy đã tìm ra một nghiên cứu chỉ ra rằng chỉ né tránh stress thì sẽ không dẫn đến thành công. Vấn đề quan trọng hơn đó là cách thức chúng ta nhìn nhận stress như thế nào.
Kelly chia sẻ những nghiên cứu khoa học thú vị diễn giải cách suy nghĩ tích cực về stress sẽ tác động lên cách cơ thể thực sự đối phó với stress. Một dẫn chứng trích từ nghiên cứu của đại học Harvard cho thấy những người tham gia đã được học cách để đối phó với stress theo chiều hướng tích cực hơn. Khi họ dần quen với cách ứng xử như vậy, cơ thể họ đã có những thay đổi thật sự.
Nói tóm lại, “quan trọng vẫn là cách bạn nghĩ về stress như thế nào.”
Trong quá trình học tiếng Anh, sẽ có đôi lúc bạn cảm thấy quá tải. Chẳng hạn như bạn đang theo học một lớp tiếng Anh và bạn phải nộp bài đúng hẹn, điều này rất dễ khiến bạn cảm thấy căng thawrng. Làm thế nào để bạn có thể học thuộc tất cả đây? Lỡ đâu bạn không có khả năng thông thạo tiếng Anh mà bạn vẫn luôn mong muốn?
Video này sẽ gợi ý cho bạn một cách nhìn nhận với về stress. Như Kelly vẫn nói, hãy kết bạn làm quen với stress đi! Nghe có vẻ lạ đời phải không? Nhưng Kelly có thể chứng minh cho bạn bằng những thông tin sẽ thay đổi cách nghĩ của bạn đấy!
4. Elizabeth Gilbert: Thiên tài sáng tạo ẩn sâu trong bạn
Có thể bạn không nghĩ rằng mình cũng biết Elizabeth Gilbert, nhưng có lẽ bạn đã từng nghe qua tựa sách của cô ấy: “Ăn, Cầu Nguyện, Yêu”
Tác giả cuốn sách bán chạy này hiểu được tầm quan trọng của sáng tạo và trí óc. Cô cũng nhìn thấy được rất nhiều người cảm thấy các khái niệm này như một gánh nặng. Chúng ta thường nghĩ đến các nghệ sĩ và các nhà tư tưởng là những thiên tài – họ có khả năng làm được những điều mà người khác không thể làm được. Tuy vậy, trong thực tế, lỡ đâu chúng ta có được tố chất của thiên tài nhờ vào các tác động ngoại lực thì sao?
Video này lại đưa chúng ta đến một hướng khác. Thay vì chú trọng vào những khái niệm khoa học lằng nhằng rắc rối, Elizabeth chia sẻ cho chúng ta các kiến thức về nền văn minh cổ đại. Chẳng hạn như, người Hy Lạp cổ tin rằng mỗi người trong chúng ta đều là một thiên tài. Đó là một món quà được thượng đế ban tặng chứ không phải do chúng ta cố gắng đạt được. Liệu niềm tin cổ đại này có còn phù hợp với thế giới hiện đại không?
Mỗi khán giả sẽ có cơ hội được nhìn nhận lại các áp lực họ đang tự đặt lên trên chính bản thân mình để hướng đến một sự hoàn hảo. Dù bạn có tin vào các quan niệm kỳ bí về cuộc sống hay không, được biết thêm nhiều góc nhìn từ nhiều nền văn hóa cũng là một trải nghiệm thú vị. Bạn có đang ép buộc bản thân phải nói tiếng Anh thật hoàn hảo? Liệu việc nghĩ rằng khả năng ngôn ngữ của bạn là một tài năng được ban tặng có ảnh hưởng đến việc học của bạn không? Bạn phải làm sao để có thể trút bỏ bớt những áp lực ấy?
5. Dan Pink: Các mảnh ghép của động lực
Bạn có phải là một trong số những học viên cố gắng dùng phần thưởng để động viên bản thân học tập? Lỡ đâu việc làm đó thực chất lại tác động tiêu cực đến đam mê và khả năng học vấn thì sao?
Dan Pink bàn về các “ưu đãi” vốn chỉ có thể được sử dụng trong 1 số trường hợp cụ thể. Ở một số trường hợp, phần thưởng thực sự không có tác dụng. Đôi lúc lại phản tác dụng. Chẳng hạn như phần thưởng càng lớn lại khiến hiệu suất công việc trở nên kém hiệu quả. Dan đã dẫn chứng được rất nhiều nghiên cứu chỉ ra việc đó.
Vậy giải pháp là gì? Thay vì chỉ chú trọng vào những phần thưởng vật chất, hãy tập trung vào các phần thưởng nội tại. Điều này liên quan mật thiết đến quá trình học tập. Chúng ta sẽ có động lực để dành thời gian học hỏi, nhắm vào một phần thưởng đáng hưởng thụ hơn. Tại sao chúng ta lại muốn học tiếng Anh? Học tiếng Anh một cách tích cực ảnh hưởng như thế nào đến chúng ta?
Mặc dù bài diễn thuyết của Dan chủ yếu hướng đến các đối tượng doanh nhân, các nguyên tắc ấy hoàn toàn có thể áp dụng được vào môi trường học thuật. Để kết thúc phần trình bày của mình, Dan đã cùng mọi người tìm hiểu giá trị của việc tự thân giải quyết vấn đề theo hướng đi của chính bản thân thay vì dựa vào những đường lối đã được người khác dọn sẵn.