Mỗi chúng ta đều xuất thân từ những nền văn hóa khác nhau. Bất kể là người Mỹ, Pháp, Đức, hay Nhật, chúng ta đều có những truyền thống, lịch sử và ngôn ngữ riêng biệt. Tuy vậy, chúng ta đều có một điểm chung đó là niềm đam mê ẩm thực. Bạn có phải một người có tâm hồn ăn uống không? Bạn có muốn trở thành một người sành ăn để khám phá thế giới ẩm thực đầy sắc màu? Hãy thử trở thành một foodie nói tiếng Anh chuyên nghiệp xem sao, nhé!
Ấm thực đóng một vai trò thiết yếu trong cuộc sống loài người. Không có đồ ăn, chúng ta khó mà tiếp tục tồn tại. Tầm quan trọng của ẩm thực không chỉ dừng lại ở việc ăn uống. Ẩm thực là thứ kết nối chúng ta với nhau. Qua đó, chúng ta có thể khám quá muôn màu ẩm thực.
Chúng ta ai cũng có những kỷ niệm đáng nhớ về những món ăn chúng ta từng được nếm thử khi còn nhỏ. Hoặc các trải nghiệm nếm thử những món mới ở khắp mọi nơi trên trái đất, đều thật thú vị, phải không? Việc sẻ chia các món ăn với một người bạn hoặc thử các món mới cũng rất hấp dẫn.
Vậy nếu bạn mong muốn trở thành một foodie nói tiếng Anh tầm cỡ, hãy cùng tìm hiểu nhé! Mở rộng vốn kiến thức về ẩm thực ở các quốc gia khác nhau, từ việc gọi món trong nhà hàng đến chuyện đi siêu thị mua sắm. Cứ mỗi nơi chúng ta đặt chân đến, lại có vô vàn điều mới lạ để khám phá đấy!
Mua sắm ở các siêu thị
Ở các nước nói tiếng Anh, thực khách thường mua sắm tại các siêu thị lớn. Nhiều gia đình đi siêu thị mỗi tuần để mua đủ số thực phẩm dùng cho suốt tuần đó.
Tại các siêu thị thông thường, chúng ta có thể mua được gần như đủ loại thực phẩm cơ bản để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng. Nhiều chuỗi siêu thị còn chia nhỏ cửa hàng của họ thành các quầy riêng biệ.t
Chẳng hạn, tại một siêu thị lớn, có thể có hẳn một quầy bánh mì. Rồi thì một quầy chuyên bán thịt, quầy rau củ và quầy đồ đông lạnh. Người tiêu dùng vốn rất ưa chuộng loại hình mua sắm này bởi tính tiện dụng của nó. Họ sẽ không phải mất quá nhiều thời gian tìm kiếm món đồ họ cần.
Tại các siêu thị, xe đẩy sẽ được cung cấp cho người tiêu dùng dễ mua sắm. Xe đẩy có rất nhiều tên gọi từ trolley, cart và buggies. Sau khi thỏa thích bỏ đồ vào giỏ hàng, chúng ta sẽ đi đến quầy thu ngân để thanh toán. Nhân viên thu ngân sẽ quét mã vạch trên sản phẩm. Màn hình sẽ hiện ra số tiền chúng ta cần phải trả. Công việc còn lại là xếp các món đồ chúng ta đã mua vào túi thôi!
Quy trình trên cũng chẳng khác mấy ở nước mình nhỉ?
Các cửa hàng tư nhân
Ở các vùng lân cận, người tiêu dùng lại có thói quen đi đến các cửa hàng tạp hóa. Những cửa hàng này thường là cửa hàng tư nhân và các món đồ được bán theo dạng tự cung tự cấp. Sáng sớm đi ra chợ, chúng ta có thể ghé vào lò bánh mì để mua ngay một ổ bánh nóng hổi. Quầy thịt ở góc đường luôn có sẵn thịt tươi. Các chế phẩm từ sữa của các nông dân trong vùng cũng được bày bán quanh đây. Tuy nhiên loại hình mua sắm này hiện không còn phổ biến. Trong nửa thế kỷ vừa qua, người tiêu dùng dần mất đi thói quen đến các cửa hàng như thế này.
Nhiều người còn thậm chí không đi siêu thị. Thay vào đó, họ ngồi ở nhà và mua sắm trực tuyến. Các món hàng họ mua sẽ được giao đến tận cửa nhà.
Vòng quanh trong nhà bếp
Sau khi mua sắm ở siêu thị, chúng ta cần chế biến thực phẩm đã mua tại nhà. Đã là một ẩm thực gia nói tiếng Anh chuyên nghiệp thì mọi đường đi nước bước trong bếp chẳng còn xa lạ gì.
Những thiết bị quen thuộc bắt buộc phải có trong bếp ở xã hội hiện đại ắt hẳn phải kể đến như: tủ lạnh, bếp, lò vi sóng và chậu rửa. Đây là những thiết bị cơ bản mà hầu hết ở mọi quốc gia là như nhau.
Dĩ nhiên, học hỏi nhiều từ vựng chuyên ngành ẩm thực là một cách thú vị để tiếp cận ngôn ngữ. Thế đã bao giờ bạn thử xắn tay áo lên và làm một món ăn mới chưa? Trên tivi cũng hay chiếu các chương trình nấu ăn, có cả đầu bếp tận tình hướng dẫn từng bước nữa kìa. Hoặc bạn có thể đọc sách dạy nấu ăn để tìm một thực đơn phù hợp. Google cũng là trợ thủ đắc lực giúp bạn tìm kiếm đấy. Bạn có thể xem các video hướng dẫn nấu ăn có sẵn trên ứng dụng Woodpecker chẳng hạn! Vốn từ vựng của bạn về ẩm thực sẽ cải thiện đáng kể đấy!
Các thuật ngữ nấu ăn trong tiếng Anh
Ngoài việc biết được nhiều món ăn và các thiết bị nhà bếp, chuyên gia ẩm thực cũng cần biết các thuật ngữ quan trọng trong nấu nướng. Nhiều thuật ngữ trong tiếng Anh thực chất lại bắt nguồn từ tiếng Pháp, chẳng hạn như những từ sau:
- Sauté (áp chảo): Để lửa lớn và sử dụng ít dầu để làm chín thức ăn.
- Fry (chiên/rán): Cho thức ăn ngập dầu và nấu chín từ từ.
- Boil (luộc): Đun nước cho sôi sủi bọt để làm chín thức ăn.
- Grill (nướng vỉ): Làm chín thịt hoặc rau củ trên vỉ nướng kim loại.
Ngoài ra còn nhiều phương pháp khác như baking (đút lò), whipping (đánh bông), poaching (chần) và stewing (kho).
Cho dù bạn xuất thân từ đâu, các phương pháp nấu ăn kể trên đều được thực hiện theo một quy trình giống hệt nhau trên thế giới. Bên cạnh đó, việc học cách làm một món đặc sản cũng vô cùng thú vị. Nhiều món đặc sản chỉ có tại một vùng nào đó rất khó để chế biến tại nhà. Nếu bạn vốn thích nấu nướng, hãy thử chế biến một món đặc sản thú vị xem sao.
Dùng bữa tại nhà hàng
Gần như tất cả mọi người đều khó mà kiềm lòng trước một món ăn ngon. Đặc biệt là khi chúng ta còn là một foodie chuyên nghiệp. Dù đó là một chuyến đi du lịch, gặp gỡ tán gẫu với bạn bè, hay chỉ là đột nhiên lười đi siêu thị, dùng bữa tại nhà hàng là một trải nghiệm thú vị để có thể nếm các món ăn ngon.
Hầu hết các thực đơn tại những quốc gia nói tiếng Anh đều theo một chuẩn chung. Các bữa ăn sẽ bắt đầu với món khai vị, còn gọi là starter hoặc appetizer. Món khai vị thường là một món ăn nhẹ để kích thích vị giác. Khẩu phần thường chỉ gói gọn trong một chiếc đĩa be bé. Món kế tiếp là món chính, còn gọi là main dish hoặc entree. Đây là món giúp chúng ta no bụng. Cuối cùng thì đến món tráng miệng. Còn gì tuyệt vời hơn khi kết thúc bữa ăn bằng chút gì đó ngọt ngọt phải không? Nhiều nhà hàng phục vụ trên thực đơn prix fixe. Thực đơn prix fixe chỉ để giá của tổng cộng 3 món trong một bữa ăn.
Tại các nhà hàng truyền thống, bồi bàn nam (waiter) hoặc nữ (waitress) sẽ phục vụ tận bàn. Công việc của họ là giới thiệu các món ăn của nhà hàng, lấy order của khách và giúp khách thanh toán tiền sau bữa ăn.
Chuyện tiền tip
Hãy lưu ý đến chuyện tiền tip nếu bạn dùng bữa tại một nhà hàng ở nước ngoài nhé. Chẳng hạn như ở Mỹ, thực khách nên trả thêm 20% giá trị bữa ăn làm tiền tip cho nhân viên phục vụ. Tiền tip không hẳn là dạng tiền thưởng để cám ơn người nhân viên đã hết lòng phục vụ. Mặt khác, đây còn là tiền lương của họ. Nếu thực khách lỡ quên đưa tiền tip, người nhân viên ấy gần như đã phục vụ bạn không công.
Dĩ nhiên, mỗi nơi thì lại một quy luật khác nhau về tiền tip. Ở Anh chẳng hạn, thực khách có thể để lại tiền tip. Tuy nhiên, điều này không bắt buộc.
Bạn thấy đấy, tìm hiểu về cách dùng bữa tại một nhà hàng ở nước ngoài cũng cho chúng ta rất nhiều thông tin mới mẻ về đất nước chúng ta đang đặt chân đến!
Trải nghiệm các đặc sản thế giới
Nhiều du khách đã rất ngạc nhiên khi trải nghiệm nền ẩm thực đa sắc màu tại các quốc gia nói tiếng Anh. Ở các nước có số lượng dân nhập cư lớn đến từ khắp nơi trên thế giới, nền ẩm thực trở nên vô cùng đa dạng. Tại những thành phố lớn, du khách có thể thưởng thức từ một đĩa sushi tuyệt ngon của Nhật Bản, một chiếc bánh burrito to ngập mặt kiểu Mexico, hay ăn trưa bằng món xúc xích Đức truyền thống. Muốn ăn gì cũng có tất!
Nói về các món ăn truyền thống tại những quốc gia như Anh, Úc và Mỹ, chúng ta dễ dàng bắt gặp những món ăn tương tự nhau. Điều này cũng dễ hiểu dựa trên bề dày lịch sử của dân nhập cư đằng sau sự phát triển của những cường quốc hiện đại.
Dù bạn có đang định đi du lịch hay chỉ đơn giản là muốn tìm hiểu về văn hóa, thưởng thức các món đặc sản ắt hẳn là một trải nghiệm tuyệt vời đấy! Ở các quốc gia nói tiếng Anh, bạn có thể tìm thấy những món quen thuộc như:
- Gà và rau củ nướng vỉ
- Cá áp chảo
- Bò đút lò và khoai tây nghiền
Dĩ nhiên, đã nhắc đến các quốc gia nói tiếng Anh thì không thể bỏ qua fastfood – thức ăn nhanh. Các chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh nổi tiếng của Mỹ phải kể đến như McDonalds, KFC, và Subway gần như đã xuất hiện khắp mọi nơi trên thế giới. Chúng ta thường thấy trên phim ảnh các món như hamburger và khoai tây chiên xuất hiện trong các bữa ăn hằng ngày với một tần số khủng khiếp. Tuy nhiên, ngoài đời thực thì mọi người không chỉ ăn các món đấy đâu. Họ còn thích cả những món như mì Ý, cà ri và thậm chí là món xào kiểu châu Á nữa!
Bạn đã sẵn sàng trở thành một Foodie chưa?
Đọc tới đây bụng đã réo lên biểu tình chưa? Nếu bạn cảm thấy đói rồi thì đi siêu thị thôi nào! Ông bà ta thường nói có thực mới vực được đạo quả không sai. Con đường đến với trái tim quả thật phải qua bao tử trước đã. Dù chúng ta có khác biệt về văn hóa, lịch sử, quốc tịch, thì loài người cũng có một điểm chung là khó mà chối từ một dĩa đồ ăn ngon. Đừng dùng bữa một mình mà hãy ăn cùng một người bạn nhé!
Nếu bạn quen biết nhiều bạn bè quốc tế, sao không thử tổ chức một buổi tiệc tối và yêu cầu thực khách mang theo một món ăn truyền thống của mỗi quốc gia của họ? Đây sẽ là một trải nghiệm thú vị để biết thêm về ẩm thực thế giới đấy! Hoặc bạn có thể lên mạng tìm các tour khám phá ấm thực địa phương để gặp gỡ những người bạn có cùng niềm đam mê ăn uống. Mọi người sẽ cùng nhau tụ họp và thưởng thức các món ăn ngon. Ngoài ra, thỉnh thoảng cũng hay có các hội chợ ẩm thực. Hôm nào rủ rê bạn bè cùng đi thử xem sao!