Trong năm vừa qua, “ăn chay” trở thành một cụm từ được rất nhiều người quan tâm. Một số người chọn chế độ kiêng thịt vì lý do sức khỏe. Số khác chọn ăn chay để hướng đến một chế độ dinh dưỡng tốt hơn. Nhiều nguồn tin cũng tích cực kêu gọi mọi người kiêng thịt, chuyển sang ăn chay vì lý do bảo vệ môi trường. Vậy giả sử như, loài người chúng ta chuyển sang ăn chay thì chuyện gì sẽ xảy ra?
Những con số thống kê nói gì?
Trên thế giới có 7 tỷ người, tuy vậy, số lượng người ăn chay chỉ chiếm một con số khiêm tốn từ 4-5% tại Mỹ và Canada. Tại Ấn Độ là 30%. Sản lượng gia súc chăn nuôi, mặt khác, lại sở hữu những con số đáng kinh ngạc hơn; bao gồm 20 tỷ con gà, 1 tỷ rưỡi con bò, hơn nghìn triệu con cừu và gần cả tỷ con heo.
Khi cả thế giới đột nhiên ngừng ăn thịt, số gia súc này sẽ biến mất. Hơn 3 nghìn 3 trăm triệu héc ta đồng cỏ chăn nuôi – tương đương với diện tích của châu Phi – sẽ xuất hiện. Con số này tuy chưa bao gồm diện tích đất trồng lương thực để nuôi gia súc nhưng cũng đủ giúp các bạn hình dung được: Để phục vụ cho nhu cầu ăn thịt của chúng ta hằng ngày, chúng ta đã sử dụng rất nhiều tài nguyên đất.
Ăn chay có thực sự làm giảm tác động đến môi trường?
Diện tích đất dùng cho hoạt động chăn nuôi kể trên không chỉ dễ dàng hóa rừng trong một đêm. Ảnh hưởng của trồng trọt và các loại hóa chất khiến đất cạn kiệt chất dinh dưỡng. Chẳng mấy chốc, nơi từng là đồng cỏ chăn nuôi lại trở thành sa mạc thay vì những cánh rừng xanh tỏa bóng mát.
Chất thải trong chăn nuôi cũng góp phần tăng hiệu ứng nhà kính lên tới mức 15%. Con số ấy nhiều hơn hẳn ảnh hưởng của khí thải hạ tầng như máy bay, tàu lửa, xe cộ cộng lại. Qua đó, các nhà khoa học đã đề xuất rằng, giảm thiểu chất thải trong chăn nuôi là phương án tối ưu trong cuộc chiến biến đổi khí hậu.
Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra, ăn chay sẽ làm giảm mạnh lượng nước sử dụng trong chăn nuôi. Ví dụ cho thấy để có được 1kg thịt bò, cần đến 15000 lít nước. Đặt lên bàn cân so sánh với 900 lít nước để có trái cây hay 300 lít nước để có dĩa rau ăn hằng ngày, sự chênh lệch thật sự rất lớn. Ngay cả khi dựa trên số calories có trong 1 kg thịt để so sánh lượng nước, con số vẫn nhỉnh lên mức gấp 5 lần so với trái cây và gấp 7 lần so với rau củ.
Hơn 1 tỷ người thất nghiệp?
Có lẽ đây là mặt trái lớn nhất của một thế giới ăn chay. Khi trên thế giới không còn ai ăn thịt, công việc chăn nuôi của hơn 1 tỷ người chính thức biến mất. Con số này tập trung ở các hộ chăn nuôi nhỏ trong những nước đang phát triển. Số lượng gia súc giảm, mặt khác, lại khiến giá cả tăng. Đặc biệt là đối với các mặt hàng hóa mỹ phẩm vốn sử dụng mỡ động vật để sản xuất như son môi, nến và chất tẩy rửa.
Ở các quốc gia như Ấn Độ và Trung Quốc, mức sống của người dân đang dần cải thiện. Người ta đi làm kiếm được nhiều tiền hơn. Qua đó, lượng thịt tiêu thụ cũng tăng vọt. Điều này trái ngược hẳn với trào lưu và hình ảnh một thế giới chỉ toàn người ai chay cũng không còn rõ nét.
Còn các bạn thì sao? Nếu phải kiêng thịt, chỉ ăn rau củ, trái cây cũng như các loại ngũ cốc trong vòng 21 ngày, liệu các bạn có muốn thử không?
Xem nhiều video hơn để cải thiện kỹ năng tiếng Anh tại ứng dụng Woodpecker nhé!