Nếu bạn đang dự định đi đến các quốc gia như Anh, Úc, hoặc Mỹ, hiển nhiên chúng ta cần nắm vững một vài câu giao tiếp thông dụng. Ngay cả khi bạn không đặt chân đến những quốc gia nói tiếng Anh, bạn vẫn có thể giao tiếp với người dân bằng chính thứ ngôn ngữ tuyệt vời này. Chỉ cần biết nói tiếng Anh là ta đã tự tin đến với biết bao nhiêu địa danh nổi tiếng. Bạn có thể không rành ngôn ngữ của người dân bản địa, hãy để tiếng Anh làm người dẫn đường.
Trong lúc chuẩn bị cho hành trình sắp tới, hãy cùng Woodpecker điểm qua một vài bí kíp bỏ túi của món tiếng Anh du lịch này nhé!
Nắm vững trọng tâm tiếng Anh du lịch trước khi khởi hành
Nếu tiếng Anh của bạn chưa đạt mức căn bản để giao tiếp, điều này có thể hơi bất lợi. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể học một số câu trọng tâm trong tiếng Anh để sử dụng cho chuyến đi này. Hãy bắt đầu bằng việc tìm hiểu các tình huống bạn dự đoán trước sẽ xảy ra trong suốt chuyến đi. Ghi nhớ một số câu cửa miệng, các cụm từ dùng trong giao tiếp thông thường để vận dụng khi bạn đặt chân đến một quốc gia xa lạ.
Đặt chân xuống một quốc gia xa lạ
Sau hàng tháng lên kế hoạch và chuẩn bị, máy bay cuối cùng cũng hạ cánh tại điểm đến… Giờ làm gì tiếp nhỉ?
Đầu tiên, chúng ta cần phải làm thủ tục. Đây là lúc chúng ta sẽ trả lời câu hỏi về kế hoạch du lịch cũng như nói chuyện với các cán bộ. Cuộc hội thoại thông thường sẽ bao gồm các câu hỏi quan trọng sau:
- Where is your final destination? – Điểm đến cuối cùng của bạn là gì?
- What is the reason for your visit? – Lý do bạn đi chuyến đi này?
- Did you pack your own bags? – Bạn có tự tay xếp hành lý không?
Bạn có thể tìm hiểu trước để không lúng túng khi xuống sân bay. Sau khi hoàn thành các thủ tục, đã đến lúc chúng ta bắt đầu hành trình rồi!
Đi thăm thú xung quanh
Để di chuyển từ nơi này đến nơi khác, chúng ta sẽ cần phải sử dụng đến hệ thống giao thông công cộng như tàu điện ngầm hoặc xe buýt. Ở một số trường hợp khác, bạn sẽ cần đi bộ hoặc hỏi đường để đến được nơi mình mong muốn. Sau đây là những câu thông dụng để hỏi đường và mua vé:
I would like to go to “X” – Tôi muốn đi tới X
Chỉ cần có thể nói được cho người khác biết nơi mình đang muốn đến là khả năng chúng ta có thể tìm đường đến được nơi ấy là rất cao. Ngay cả khi bạn không hiểu kịp những gì người khác đang phản hồi, chỉ cần sử dụng câu trên với tài xế taxi, với nhân viên ga tàu hoặc hỏi đường người đi bộ. Thay vào chỗ X bằng địa điểm bạn muốn đến. Ví dụ, “I would like to go to the Eiffel Tower.” (Tôi muốn đến chỗ tháp Eiffel)
Where is the bus stop/taxi stand/train station? – Trạm xe lửa/taxi/xe buýt ở đâu nhỉ?
Ngoài ra bạn cũng thể sử dụng câu hỏi bằng cách mở đầu “Where.” Đối phương được hỏi sẽ chỉ đường cho bạn.
Sau đây là một số từ vựng thường được sử dụng:
- hotel – khách sạn
- restaurant – nhà hàng
- supermarket – siêu thị
- bank – ngân hàng
- currency exchange – quầy đổi tiền tệ
- metro – tàu điện
- embassy – đại sứ quán
Các cuộc hội thoại thông thường
Từ anh bảo vệ ở sân bay cho đến chị lễ tân khách sạn nơi chúng ta sẽ ở, các cuộc hội thoại bằng tiếng Anh sẽ diễn ra theo lẽ tất yếu trong suốt chuyến đi. Tùy vào tính chất của các cuộc hội thoại, chúng ta có thể gặp rất nhiều chủ đề khác nhau. Sau đây là một số câu đơn giản thường xuất hiện trong các cuộc hội thoại thông thường.
Do you speak English? – Bạn có nói tiếng Anh không?
Câu đầu tiên đi thẳng vấn đề: Khoan hẵng cho rằng ai cũng có thể hiểu tiếng Anh trừ khi bạn đang du lịch đến một quốc gia nói tiếng Anh. Chẳng hạn, khi bạn du lịch qua Đức, bạn không thể mong đợi rằng ai ai cũng có thể giao tiếp bằng tiếng Anh với bạn. Ngay cả những người làm du lịch cũng không 100% biết tiếng Anh đâu. Vì vậy hãy bắt đầu cuộc hội thoại bằng câu này trước đã nhé!
I don’t understand. – Tôi không hiểu.
Khi bạn cảm thấy sắp hết hiểu được nội dung cuộc trò chuyện nữa rồi, hãy thẳng thắn nói cho đối phương rằng bạn không hiểu. Đối phương sẽ nhận được tín hiệu và nói lại rõ ràng hơn hoặc chậm rãi hơn để bạn có thể theo kịp.
How much does this cost? – Cái này bao tiền?
Đi du lịch hẳn phải trích ra một khoản để mua quà lưu niệm nhỉ? Bạn nhớ tìm hiểu về các đơn vị tiền tệ ở quốc gia bạn đang du lịch nhé. Dĩ nhiên, đơn vị tiền tệ sẽ khác nhau ở những quốc gia nhưng các con số cộng trừ nhân chia sẽ không thay đổi. Để tiết kiệm thời gian, đừng ngần ngại mà hãy hỏi ngay món đồ bạn muốn đáng giá bao nhiêu tiền hòng chi tiêu hợp lý nhé!
I need help/a hospital/the police. – Tôi cần giúp đỡ/gọi cấp cứu/gọi cảnh sát
Chúng ta không thể dự đoán trước những trường hợp nguy cấp nên cần phải thuộc nằm lòng những câu này nhé. Hãy học cách ứng xử trong các tình huống khẩn cấp và luôn giữ cho mình được an toàn. Học cách nói cho người khác bản thân đang cần sự giúp đỡ sẽ thu hút sự chú ý của họ và giúp họ hiểu tính nguy cấp của vấn đề bạn đang gặp phải.
Đi ăn nhà hàng
Đi ra nước ngoài để mà nếm thử các món đặc sản địa phương quả là một phần không thể thiếu trong chuyến đi phải không? Ừm nhưng mà trước khi chúng ta vào nhà hàng gọi món thì hãy xem qua một vài cách giao tiếp với phục vụ cũng như cách gọi món trong menu nhé.
Sau đây là những câu thông dụng:
May I please see a menu? – Làm ơn cho tôi mượn menu.
Xem thực đơn là để khám phá những món ngon tại nhà hàng. Hầu hết các nhân viên phục vụ sẽ đem thực đơn tận bàn cho bạn. Tuy nhiên, bạn cũng có thể hỏi xem thực đơn trước khi quyết định có dùng bữa tại nhà hàng này hay không.
Nhiều nhà hàng trưng bày hẳn các món họ phục vụ ngay trên cửa sổ. Bạn có thể tham khảo trước các món muốn ăn và xem coi giá cả có phù hợp với túi tiền hay không.
I would like to eat/drink… – Tôi muốn ăn/uống món…
Sau khi đã dành thời gian tìm hiểu các món trên thực đơn, hãy nói cho bồi bàn các món bạn muốn gọi. Hãy đọc tên món ăn trong thực đơn hoặc chỉ vào từng món nếu tên món ăn hơi khó đọc. Chẳng hạn bạn có thể gọi món với mẫu câu như sau, “I would like the grilled chicken with pasta, please.” (Cho tôi gọi món gà nướng với mì sợi)
May I have the bill? – Làm ơn tính tiền.
Để kết thúc bữa ăn, chúng ta sẽ cần trả tiền. Hãy gọi bồi bàn và bảo họ rằng bạn muốn thanh toán bất kỳ khi nào bạn sẵn sàng. Ở nhiều quốc gia, phục vụ sẽ tự động mang hóa đơn thanh toán đến tận bàn mà không cần khách hỏi. Tuy nhiên, chúng ta cũng nên biết cách để yêu cầu thanh toán nhỉ!
Lưu ý: Đừng quên tìm hiểu đôi nét về văn hóa cho tiền boa nhé. Chẳng hạn như ở Mỹ, số tiền boa sẽ được tính vào khoảng 15 đến 20% giá trị của bữa ăn. Khoản tiền này được tính vào tiền lương của các cô cậu bồi bàn vì thế bạn đừng bỏ qua nhé. Ở mỗi quốc gia lại có một phong tục khác nhau xoay quanh chuyện tiền boa. Hãy tìm hiểu trước nhé!
Bí kíp ôn lại tiếng Anh để đi du lịch
Đã đến lúc nên làm mới lại vốn tiếng Anh của chúng ta. Dù bạn đã từng dành ra bao nhiêu năm để học tiếng Anh hay chỉ đơn thuần là bạn cảm thấy muốn bước ra khỏi vùng an toàn, hãy xem qua những bí kíp bỏ túi sau để tham khảm tiếng Anh dành cho du lịch nhé.
Áp dụng ngay những bí kíp này để có một chuyến đi để đời nào:
1. Hãy hòa nhập với môi trường xung quanh
Bạn có cảm thấy quá tải chỉ ngay khi nghe người khác bắt đầu nói tiếng Anh? Trước khi lên đường, hãy dành thời gian nghe những video trực tuyến nhé. Ứng dụng Woodpeker Watch sẽ là trợ thủ đắc lực của bạn đấy.
2. Luyện tập ngay cả trước khi khởi hành
Không có lý do gì bạn phải chờ đợi tới tận khi đặt chân xuống một quốc gia mới thì mới có thể nói tiếng Anh được. Tham gia các hội nhóm tại thành phố hoặc bắt chuyện trực tuyến với các bạn học sinh sinh viên yêu thích tiếng Anh cũng là một cách hay để luyện tập. Giống như việc tập chạy xe đạp vậy, quen rồi thì lướt băng băng như gió luôn!
Bạn có thể vào đây để tìm hiểu một số bí kíp sử dụng tiếng Anh hằng ngày.
3. Dán tem lên các món đồ
Chỉ cần một cây bút và vài mẩu giấy nhỏ thôi. Hãy ghi tên tiếng Anh của các món đồ bạn sẽ đem theo trong chuyến đi lên giấy và dán lên những món đồ ấy. Thử nghĩ xem nhé, khi bạn đang đứng ở quầy thủ tục trong sân bay, chỉ cần nhìn vào món đồ bạn mang theo là có ngay từ vựng tiếng Anh để chỉ món đồ đó. Thật tiện lợi phải không?
4. Sở hữu ngay một cuốn sổ tay du lịch
Điện thoại sẽ giúp chúng ta lưu giữ các thông tin cá nhân quan trọng cũng như nơi ở, tuy nhiên có thêm một cuốn sổ tay du lịch sẽ giúp ích nhiều lắm nhé. Chỉ cần mở sổ tay ra là có ngay tên cũng như danh sách các điểm tham quan trong thành phố. Hãy luôn mang theo cuốn sổ bên mình nhé. Trường hợp bế tắc hay khẩn cấp, bạn chỉ cần sử dụng hình ảnh đính kèm trong sách để được trợ giúp!
5. Thỏa sức vui chơi thôi!
Nếu đi chơi nước ngoài mà rành rẽ ngoại ngữ trước rồi thì cũng vui đấy. Nhưng nếu chỉ có vài tháng để chuẩn bị cấp tốc kiểu mì ăn liền thế này thì cũng không sao cả. Ngữ điệu, hình vẽ, các ứng dụng dịch thuật là trợ lý đắc lực cho bạn trong mỗi chuyến đi. Hãy thử tất cả những gì phù hợp với bản thân nhé!
Mùa hè là mùa để đi đây đi đó. Hãy cùng xem qua các điểm du lịch thu hút du khách trên thế giới tại đây nhé! Looking for some travel inspiration?